Đài Tiếng Nước Tôi (TNT) phỏng vấn dân biểu Hoa Kỳ Dan Lungren về việc kêu gọi các công ty Google, Yahoo, Microsoft bảo vệ quyền tự do phát biểu
Dân biểu Dan Lungren
Đài Tiếng Nước Tôi: Chúng tôi xin giới thiệu đến quý thính giả một vị khách mời đặc biệt của chương trình hôm nay. Đó là dân biểu liên bang Hoa kỳ Dan Lungren, đại diện cho khu vực 3, tiểu bang California. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ luật tại đại học nỗi tiếng Georgetown. Từng giữ chức vụ Bộ trưởng tư pháp của tiểu bang California trong 8 năm và hiện đang phục vụ nhiệm kỳ 2 trong Quốc hội hoa kỳ. Ông là một khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng chúng ta và là một tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ cho dân chủ và nhân quyền Việt nam.
Minh Thi: Kính chào DB Dan Lungren. Chúng tôi lấy làm vinh dự được trò chuyện với Ông để chia sẻ quan điểm của Ông liên quan đến quan hệ Mỹ-Việt với thính giả của đài chúng tôi.
DB Dan Lungren: Xin cám ơn chị, tôi luôn luôn thích thú được tham dự chương trình của chị trên làn sóng này.
Minh Thi, Radio TNT phỏng vấn dân biểu Dan Lungren
- Nghe bằng nhu liệu riêng trên máy của bạn - Tải âm thanh về máy
Minh Thi: Chúng tôi được biết là Ông đã đồng ký một bức thư, được đề xướng bởi nhóm Viet nam caucus của Quốc Hội. Bức thư này được gửi đến những công ty internet như Yahoo, Google và Microsoft và kêu gọi họ tiếp tục cỗ xúy cho tự do internet tại Việt Nam. Theo Ông các công ty internet sẽ phản ứng như thế nào khi nhận bức thư này?
DB Dan Lungren: Chúng tôi không rõ, nhưng xin trình bày với chị những việc chúng ta tôi đang làm như sau . Chúng tôi cố gắng trong một số lãnh vực. Chúng tôi hiện đang có một nghị quyết yêu cầu Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia đáng quan tâm, chiếu theo nghị quyết về Tự do tôn giáo từ năm 1998. Chúng tôi tìm cách làm sáng tỏ những việc chính phủ Việt Nam đang làm. Theo kinh nghiêm chúng tôi, càng nhiều sự lưu ý của thế giới vào những việc làm của chính phủ Việt Nam, như trong lãnh vực tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, thì họ càng khó thực hiện hơn. Khi những việc làm này bị che mắt của thế giời, thì chính phủ Việt Nam càng mạnh tay hơn. Chúng tôi mong mỏi là sự chú ý của thế giới và sự áp lực của thế giới sẽ làm họ chùn tay, vì chúng tôi biết là chính phủ Việt Nam rất muốn nền kinh tế của họ phát triển. Và để đạt đuợc sự thành công đó, họ cần sự hợp tác của thế giới.
Minh Thi: Tôi đồng ý là chúng ta cần tạo thêm sự chú ý và khai thác quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam cũng như quan hệ kinh thế và hợp tác giữa thế giới và Việt Nam, bắt buộc chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền của dân họ. Theo Ông thì các dân biểu Quốc Hội có thể làm gì khác hơn nữa để kêu gọi các công ty internet ứng xử theo trách nhiệm của họ đối với xã hội?
DB Dan Lungren: Chúng tôi mong mỏi là họ sẽ làm điều này. Chúng tôi biết rõ những dự định của chính phủ Việt Nam. Chúng tôi hiện chưa nghe thấy phản ứng của các công ty internet. Họ đã có những phát biểu chung chung mà chúng ta cũng đoán trước. Đó là họ cố gắng không phạm luật của Viêt Nam v.v. Nhưng các công ty internet này đều hiểu là những gì chính phủ Việt Nam đề nghị đều mang tính cách giảm thiểu tự do ngôn luận. Nếu những hành động của chính phủ Việt Nam trở thành điều luật thì vô hình chung cho thế giới, thì sự hiện hữu của các công ty internet này bị vi phạm. Mục tiêu duy nhật của họ là tạo kỹ thuật cho sự trao đổi trên thế giới. Đó là yếu tố chính yếu và đặc biệt của internet. Các công ty internet là những phần tử giúp thực hiện điều đó. Nếu họ nhượng bộ và chấp nhận yêu cầu không chính đáng của một chính phủ nào đó, thì họ đã tự vi phạm mục tiêu và sự hiển hữu của họ.
Chúng tôi mong là họ sẽ phản ứng một cách tích cực. Bất cứ bằng cách nào đi nữa, qua bức thư hay một nghị quyết, chúng ta cần phải lên tiếng.
Minh Thi: Nhật báo Washington Post đăng tin vào ngày 18 tháng Giêng năm 2009 là chính phủ Việt Nam trong vài tháng qua đã đưa ra một số nghị quyết để kiểm soát blogs, khi mà sô nguời truy cập internet ngày càng lơn hơn trong quốc gia cộng sản này. Vào tháng 9 2008 một số bloggers và nhà dân chủ như blogger Điếu Cày, Pham Thanh Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị bắt vì họ đã dùng internet để nói lên quan tâm của người dân về vấn đền lãnh thổ giữu Trung Quốc và Việt Nam. Họ cũng đã dùng internet để chỉ trích Hà Nội về tham nhũng và thiếu nhân quyền. Hoa Kỳ có thể làm gì để áp lực Hà Nội bỏ những nghị quyết này và trả tự do cho nhũng bloggers này? Theo Ông chính quyền Obama có thể làm gì?
DB Dan Lungren: Tôi nghĩ chúng ta có thể làm một số việc. Thứ nhất là tạo dư luận quốc tế, làm sao cho thế giới biết và hiểu về vấn đề này. Thứ nhì, tình trạng của Việt Nam khác hơn tình trạng của Trung Quốc. Trung Quốc đã ngay từ lúc đầu tìm cách kiểm soát internet của họ và không để người dân Trung Quốc có mong đợi ở internet. Trong khi đó truờng hợp của Việt Nam thì khác, chính quyền Việt Nam không có khả năng đàn áp và kiểm soát internet như Trung Quốc.
Ở đây tôi không nói là chúng ta không cần có lập trường cứng rắn với Việt Nam trong lãnh vực nhân quyền và tự do ngôn luận, nhưng tôi muốn cho thấy là chính phủ Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn kiểm soát internet. Nếu nguời dân Việt Nam không quen thuộc với việc phát biểu trên internet thì sẽ dễ hơn cho chính phủ Việt Nam gia tăng sự kiểm soát, nhưng trong trường hợp này, người dân Việt Nam đã từng làm việc đó. Đó là điều tích cực cho chúng ta.
Một chính phủ dù độc tài thế nào đi nữa, đều phải chú ý đến suy nghĩ và mong đợi của người dân của họ. Trong trường hợp của Việt Nam, những mong đợi về tự do internet và tự do ngôn luận khá cao, vì họ đã quen thuộc sử dụng internet để nói lên suy nghĩ của họ. Chúng ta đã thấy trong quá khứ là chính phủ Việt Nam đã đàn áp và bắt bớ như họ đã từng làm, nhưng lại báo cáo khác với thế giới. Việc chúng ta cần làm là soi sáng sự giả tạo đó.
Theo tôi, chúng ta cần vận động dân biểu lên tiếng trong Quốc Hội, cách nào cũng được, viết thư hay đưa ra nghị quyết., tùy theo tình huống. Và luôn luôn cho Bộ Ngoại Giao biết rằng chúng ta, những người đại diện trực tiếp nguời dân Hoà Kỳ, chờ đợi Bô Ngoại Giao quan tâm đến vấn đề này một cách đứng đắng. Không ai có thể dự đoán được chính xác những gì sẽ xãy ra, nhưng tôi biết được điều này. Nếu chúng ta không nhìn nhận khát vọng chính đáng của người dân Việt Nam, người dân Trung Quốc hay tại các nơi khác được sống trong tự do, cảm nhận tự do, nói lên quan điểm của họ và tôn thờ tôn giáo của họ, chúng ta đã thất bại trong loài người. Vì thế chúng ta cần phải phấn đấu. Tuy thế chúng tôi không thể nói trước là lập tức sẽ có tự do hoàn toàn tại những quốc gia đó. Tôi không muốn cho người dân có những mong đợi không đúng, nhưng muốn cho người dân có những chờ đợi một cách thực tế.
Minh Thi: Cám ơn Ông đã nêu lên một điểm chính đáng là quyền căn của chúng ta, mà đuợc công nhận bởi quốc tế, rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế. Điều này đúng cho bất cứ nới nào. Theo Ông vấn đề nhân quyền và đặc biệt là tự do internet có được sự hổ trợ đông đảo từ cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa trong Quốc Hội không?
DB Dan Lungren: Trong Quốc Hội chắc chắn có những suy tư đó. Kiến thức của các dân biểu và sự chú ý của họ trong vấn đề này được bao nhiêu thì tôi không rõ, nhưng tôi có thể nói là có sự quan tâm đến việc yêu cầu Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm. Điều chắc chắn là Quốc Hội làm việc trong chiều hướng nghi nhận khát vọng của nguời dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam, để được có tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và đặc biệt tự do nói lên quan điểm chính trị. Nói chung là điều kiện nói lên tiếng nói của họ.
Khi một chính quyền đàn áp hay tìm cách đàn áp tiếng nói của người dân bằng cách gây khó khăn cho việc thông tin, trao đổi, và internet là một phuơng tiện quan trọng, họ đã vi phạm đến những gì người dân có quyền chờ đợi. Điều tích cực một khi nguời dân đã thấy được sự hữu hiệu của viêc dùng internet để nói lên quan điểm và để tạo quan hệ với người khác trên thế giới, rất khó cho một chính quyền bắt buộc họ chấp nhận là họ không còn điều kiện đó nữa.
Minh Thi: Quan điểm của Ông rất đúng. Đó là những gì đang xãy ra tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi mong rằng với sự hỗ trợ của thế giới, chính quyền Việt Nam không thể tùy nghi kiểm soát hay bắt bớ bloggers như họ muốn. Đây là thế kỹ 21 và chúng ta nên phải cùng nhau tranh đấu cho quyền căn bản đó, không chỉ cho nguời dân Việt Nam mà cho cả thể giới. Chúng tôi ghi nhận là ông càng ngày càng quan tâm đến vấn để nhân quyền tại Việt Nam. Vấn đề này rất quan trọng cho công động nguời Việt tại Sacramento nói riêng và trên thế giới nói riêng. Ông có những dự định tiếp tục cỗ võ cho vần đề này ra sao tại Washington DC?
DB Dan Lungren: Chúng tôi dự định là làm việc này một cách điều đặn. Đó là điều quan trọng nhất. Nếu chúng ta nhìn vào vấn đề đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới, một điểm quan trọng cho thành công là kiên trì. Chúng ta sẽ không đạt tất cả những gì chúng ta muốn. Chúng sẽ không đạt nhiều điều chúng ta mong đợi hay là được tất cả cùng lúc. Việc này đòi hỏi sự kiên trì. Có những lúc chúng ta đạt nhiều thành quả, có những lúc không. Điều quan trọng là chúng ta có những tiến triển trong chiều huớng chúng ta muốn. Chúng ta cần phải có tinh thần “không bao giờ bỏ cuộc”. Thật ra chúng ta tại Hoa Kỳ dễ tham gia công cuộc này vì chúng ta không sợ phải mất đi tự do. Chúng ta cần nói lên tiếng nói cho những người trên thế giới bị lấy mất đi tự do. Tôi nghĩ đa số dân biểu Quốc Hội đều chia sẻ suy nghĩ đó. Tôi nhớ lại lúc còn trẻ tôi có dạy một vài lớp căn bản về chính phủ và luật lệ Hoa Kỳ cho một số nguời Việt tị nạn và một số cựu quân nhân Việt Nam đang làm việc tại Nam Cali. Lúc đó tôi đại diện cho người Việt tại vùng Nam California và bây giời đại diện cho người Việt tại Vùng Sacramento. Tôi luôn luôn kính nễ sự kiên trì và sức mạnh của người Việt tại Hoa Kỳ cũng như người Việt còn lại tại Việt Nam. Tôi luôn luôn nghĩ đất nước của quý vị một ngày nào đó sẽ đuợc tự do.
Minh Thi: Cám ơn DB Dan Lungren và đặc biệt là sự hỗ trợ của Ông cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Lập trường và hành động của ông rất đáng quý. Chúng tôi mong Ông cùng những đồng nghiệp tại Quốc Hội và Thượng Viện sẽ tiếp tục gây áp lực bắt buộc Hà Nội phải tôn trọng quyền căn bản của người dân Vệt Nam.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét