Phim Chúng Tôi Muốn Sống là của Cục Điện Ảnh VNCH. Những tài tử chính trong phim vẫn còn sống ở Little Sài Gòn, California .
Ông Lê Quỳnh là cha ruột của ca sỹ Ý Lan, chồng cũ của ca sỹ Thái Thanh ( bà Thái Thanh là em vợ của nhạc sỹ Phạm Duy )
Phim ảnh cũng là một phương tiện tuyên truyền, phim của nhà nước XHCN thiếu gì đoạn bôi bác VNCH.
Cuốn phim này có rất nhiều ảnh hưởng trong các gia đình người Bắc di cư năm 54 vì nó ghi lại số phận của những người bị nhà nước CSVN đấu tố, tôi chắc rằng những gia đình này lại một lần nữa di tản năm 75 cũng do tác động của phim này.
Dưới đây là bài viết của đài RFA viết về cuốn phim Chúng tôi Muốn Sống:
Phim ‘Chúng tôi muốn sống’, sử liệu về một giai đoạn tang thương của đất nước (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/05/21/InterviewExActressMaiTram_HKPhong/)
2006.05.21
Nhà văn Hoàng Khởi Phong
Cuối chương trình là tạp chí Văn Học Nghệ Thụât do nhà văn Hoàng Khởi Phong thực hiện, kỳ này nói về cuốn phim ‘Chúng tôi muốn sống’ và phỏng vấn bà Mai Trâm, phu nhân của đạo diễn Vĩnh Noãn và cũng là tài tử chính trong phim.
Mùa hè năm 1956, là một học sinh miền Bắc di cư vào Nam, tôi háo hức theo cha tôi bước vào rạp xi nê Vĩnh Lợi, để xem phim "Chúng Tôi Muốn Sống", một cuốn phim do đạo diễn Vĩnh Noãn thực hiện với bối cảnh là cuộc chiến giữa Việt Minh và người Pháp, tại Bắc phần vào năm 1952, mà trong đó hình ảnh của tòa án nhân dân trong chiến dịch "cải cách ruộng đất", của CSVN với phương châm "trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ" là những đoạn phim ám ảnh đa số khán gia miền Nam, nhất là những người Bắc di cư đã từng nếm qua các cảnh man rợ của những cuộc đấu tố địa chủ, cường hào, ác bá trong vùng châu thổ sông Hồng.
Gần năm chục năm sau, năm 2004 cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống từ dạng phim 35 ly đã được đạo diễn Vĩnh Noãn chuyển thành hàng ngàn ấn bản DVD, được phát hành rộng rãi cùng một lúc với cuốn sách, trong cộng đồng VN hải ngoại. Chỉ vài tháng sau khi hoàn tất cuốn sách cùng ấn bản DVD của cuốn phim này, đạo diễn Vĩnh Noãn đã qua đời ở Quận Cam hưởng thọ 76 tuổi.
Để đóng góp vào loạt bài có chủ đề "Cải Cách Ruộng Đất" do đài RFA thực hiện, và được sự đồng ý của nữ tài tử Mai Trâm, vai nữ chính trong cuốn phim này, dưới đây là nguyên văn cuộc mạn đàm với tài tử Mai Trâm về cuốn phim này:
(Xin theo dõi trong phần để nghe cuộc phỏng vấn này)
Năm 2006, tôi coi lại ấn bản DVD của phim Chúng Tôi Muốn Sống tại nhà riêng ở Quận Cam. Giờ đây tôi không còn là một cậu học sinh di cư của miền Nam, mà là một người dân tị nạn sinh sống ở Hoa Kỳ. Trước khi mở máy coi lại phim Chúng Tôi Vẫn Sống, những ấn tượng của lần coi phim này lần đầu tại rạp Đại Nam nửa thế kỷ trước vẫn còn vương vấn ở trong đầu.
Tôi nhớ lại năm chục năm trước, cuốn phim đã tác động rất mạnh đến cha tôi. Ông không ngớt lời ca tụng cuốn phim với những người quen biết, ông hệt như là người quảng cáo không công cho cuốn phim này, vì gia đình tôi nếu không may mắn kẹt lại ngoài Bắc, thì có thể cha tôi cũng sẽ chịu chung cảnh đấu tố như địa chủ Long trước tòa án nhân dân trong phim.
Anh tôi thì có thể không được đối xử như Đại Đội Trưởng Vinh trong phim, vì nhân vật Vinh tuy là người có khuynh hướng quốc gia, nhưng chiến đấu chống Pháp trong hàng ngũ Việt Minh, trong khi đó ở ngoài đời anh tôi bị động viên, và trở thành một sĩ quan của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, một quân đội vừa mới được thành hình trong vài năm, và bị Cộng Sản liệt vào tội phản quốc, tay sai thực dân Pháp .
Trong bối cảnh lịch sử của những năm đầu đất nước bị qua phân, nhìn chung phim Chúng Tôi Muốn Sống không phải là một cuốn phim được thực hiện vì nhu cầu nghệ thuật, mà có thể cuốn phim này được thực hiện vì nhu cầu chính trị của miền Nam.
Bạn nghĩ gì về cuộc Cải cách Ruộng đất do đảng CSVN tiến hành, và những hậu quả của nó? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Chính vì vậy mà thành phần diễn viên chính gồm Lê Quỳnh, Mai Trâm và Thu Trang là những người chưa bao giờ diễn xuất dưới ống kính điện ảnh. Ngay cả đạo diễn Vĩnh Noãn, linh hồn của cuốn phim này tuy có được đào tạo để hoạt động trong ngành điện ảnh, song ông là một kỹ sư, một chuyên viên về âm thanh chứ không phải là đạo diễn trước đó có tay nghề.
Nửa thế kỷ trước, Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất do người Cộng Sản thực hiện ở miền Bắc Việt Nam là một tội ác, bởi vì nói cho cùng ở Trung Hoa có thể có một giai cấp được gọi là địa chủ liên kết với nhau trên một địa bàn rộng, song ở Việt Nam những người có một chút đất đai ở mỗi làng là những cá nhân đơn lẻ của từng địa phuong, những người có một chút đất này chưa bao giờ cấu kết với nhau thành một giai cấp.
Do đó phim Chúng Tôi Muốn Sống nên được coi là một thông điệp chính trị, hơn là một sản phẩm nghệ thuật. Nếu nghĩ như vậy thì Chúng Tôi Muốn Sống quả đã thực hiện tốt được mục đích của nó: Nói lên những gì đã xẩy ra ở châu thổ sông Hồng nửa thế trước.
Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009
Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009
She-3PO robot
Lê Trung (phải) và cô gái robot anh chế tạo. (Photo courtesy: Barcroft Media/The Sun)
Bác Học Gốc VN Chế Nữ Robot Làm Bạn; Cảm Xúc, Nói, Nghe… và Ðẹp Tuyệt Trần
Lê Trung, một khoa học gia Canada gốc Việt , vì quá bận rộn với đam mê khoa học, nên không có thì giờ tìm bạn gái... thế là khoa học gia này chế tạo một nữ robot đẹp tuyệt vời và mang nhiều chức năng như người thật để anh làm bạn... Bản tin nhan đề "Fem-bot's my love machine" (Cô gái robot là chiếc máy tình yêu của tôi) đăng trên báo The Sun sẽ được Việt Báo dịch như sau.Một khoa học gia quá bận rộn để tìm tình yêu ngoài đời đã sáng tạo ra người phụ nữ toàn hảo -- một thiếu nữ robot.Khoa học gia Lê Trung, 33 tuổi, đã tạo ra cô gái robot tên là Aiko, nói là trong khoảng "tuổi 20s" với thân hình tuyệt đẹp ở số đo 32, 23, 33, tóc sáng và khuôn mặt tuyệt vời.Cô cũng có thể nhớ thức uống mà anh Trung ưa thích, và cô biết dọn dẹp và làm các việc nhà đơn giản .Cô Aiko được chế tạo tốn mất 14,000 đồng bảng Anh, lại rất xuất sắc về toán và còn làm cả các kết tán sổ sách tài khoản cho anh Trung.Lê Trung là một thiên tài khoa học từ Brampton tại Ontario, Canada nói rằng anh không bao giờ có thì giờ để tìm bạn gái ngoài đời, nên anh làm một thiếu nữ robot bằng kỹ thuật mới nhất.Anh nói anh chế tạo cô Aiko không phải để làm một (sexual partner) đối tác tình dục, nhưng nói rằng có có thể bị sửa đổi lập trình để trở thành một bạn tình như thế.Anh nói, "Nhu liệu của cô có thể được thiết kế sửa lại để kích thích tình dục nơi cô và tạo phản ứng với các xúc chạm sờ tới, như thể cô rất khó cảm xúc hay là để làm cô rất nhạy cảm..."Khoa học gia này đã vay tiền, xài các thẻ tín dụng, bán chiếc xe, và dốc túi tiền tiết kiệm để hoàn chỉnh thiếu nữ robot.Trung nói, "Tôi muốn làm cho cô nhìn, cảm giác và phản ứng y hệt như người thật, để cô có thể là bạn đồng hành tuyệt hảo."Anh cũng lái xe đưa cô Aiko đi quanh các khu miền quê Canada, trước khi vào ngồi ở bàn ăn, nhưng cô Aiko thì không bao giờ ăn gì cả.Trung nói, "Bây giờ cô có thể hiểu và nói 13,000 câu khác nhau bằng Anh ngữ và Nhật ngữ, nên phải nói là cô khá thông minh. Khi tôi cần kết toán tài khoản, thì cô Aiko làm tất cả các tính toán. Cô rất kiên nhẫn, và không bao giờ than phiền."Cô có khuôn mặt và thân xác nhạy cảm với sờ mó, để cô có thể phản ứng khi bày tỏ yêu thương hay bị thương tổn.Anh Trung nói, "Y như cô gái đời thực, cô phản ứng trong một vài cách. Nếu bạn nắm hay véo mạnh tay, cô sẽ tìm cách bạt tai bạn. Cô có tất cả cảm quan, chỉ trừ ngửi thì không biết."Lê Trung bắt đầu sáng tạo Aiko từ 2 năm trước, tại ngôi nhà anh chia sẻ với ông anh. Nhưng làm quá nhiều trên một đề án quá khó, nên Lê Trung bị kích tim nhẹ hồi tháng 11 năm ngoái.Anh nói, "Thật chấn động khi bị kích tim ở tuổi 33, nhưng bác sĩ nói vì tôi làm việc quá sức. Tôi có thể phải cần tới Aiko chăm sóc cho tôi một ngày nào đó. Cô không cần ngày nghỉ, thức ăn hay nghỉ ngơi, và cô làm kể như 24 giờ/ngày. Cô là thiếu nữ toàn hảo."Anh kể thêm, "Người ta có cảm xúc lẫn lộn khi gặp Aiko. Họ hoặc yêu thương cô, hay ghét cô. Vài người nổi giận và tố cáo tôi đóng vai Thượng Ðế. Một lần, ai đó ném đá vào Aiko. Thực sự như thế làm tôi bực quá. Nhưng nhiều người ưa thích cô. Còn đàn bà thì thường là có ấn tượng tốt và tìm cách nói chuyện với cô. Nhưng đàn ông cứ luôn luôn muốn sờ vào người cô, và nếu họ làm thế trong một cách 'sai trái', họ sẽ bị cô bạt tai."
Nguồn : The Sun – Inventor builds She-3PO robot
Xem thêm: The Sun - Slideshow
VN gần đội bảng tự do báo chí
Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước cuối bảng xếp hạng tự do báo chí do tổ chức Phóng viên Không Biên giới đưa ra.
Hà Nội xếp thứ 168 trong tổng số 173 nước được xếp hạng mà đứng đầu là Iceland và cuối là Eritrea.
Việt Nam không được nhắc tên trong thông cáo báo chí chính của Reporters Sans Frontieres mặc dù thứ hạng của Việt Nam không hơn nhiều so với những nước được gọi là ''địa ngục không đổi'' trong đó có Bắc Triều Tiên, vốn đứng thứ 172.
Nước láng giềng Trung Quốc đứng trên Việt Nam một bậc trong khi đứng ngay sát Việt Nam ở phía dưới là Cuba.
Hai nước láng giềng khác của Việt Nam, Lào đứng thứ 164 trong khi Cam Pu Chia đứng thứ 126.
Trong phần tóm tắt riêng về Châu Á, Reporters Sans Frontieres nói Việt Nam tụt sáu bậc trong năm nay do ''trấn áp truyền thông tự do vì quá động chạm khi đưa tin về tham nhũng.''
Liên quan tới các nước công nghiệp phát triển và có ảnh hưởng G8, Hoa Kỳ xếp thứ 36, Canada 13, Đức 20, Anh 23, Nhật 29, Pháp 35, Ý 44.
Bản xếp hạng của Reporters Sans Frontieres dựa vào kết quả của bản câu hỏi gồm 49 tiêu chí liên quan tới tự do báo chí và đánh giá tình hình từ 1/9/2007-1/9/2008
Nguồn: BBC Vietnamese - RSF
Xem thêm
Reporters Sans Frontières
Phim Vượt Sóng Journey from the Fall
Lời Ngỏ:
30-4-2005 là ngày truy niệm 30 năm Saigon sụp đổ. 30 năm chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp cho câu hỏi, “Khi nào mới là lúc nói ra tất cả sự thật về những gì đã xảy ra sau biến cố đau thương của lịch sử khiến nên cuộc đổi đời của hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam sống sót?” Điện ảnh Hollywood không biết đến chừng nào mới có một tác phẩm nói lên tất cả sự thực về nỗi khổ đau vĩ đại của cả một dân tộc? Trước đây người ta cũng có làm những phim về Việt Nam nhưng người Việt nam nhân chứng sống chỉ là những bóng mờ không ai nhìn thấy dung nhan, chỉ có giá trị làm ‘nền’ cho màn ảnh, không thấy mặt ai, không ai được lên tiếng nói. Tiếng nói của những nạn nhân thống khổ nhận chịu tất cả mọi thứ tai ương tàn khốc do hành động trả thù. Trong suốt 30 năm đó, thế giới không hề biết đến những thảm cảnh của hàng triệu người dân miền Nam bị tù đầy, bị tra tấn, bị hành hạ trong những cái gọi là “trại tập trung cải tạo”. Họ cũng không hề biết đến hàng triệu người khác vượt biển bằng những con thuyền mỏng manh, nhịn đói chịu khát, bị dập vùi vì sóng gió và những cơn bão biển kinh hoàng, bị cướp bóc, phụ nữ bị hãm hiếp, bị chém giết dã man bởi hải tặc? Điện ảnh Mỹ không bao giờ trình bày những cảnh tượng hãi hùng đó, trình bầy lòng quả cảm vượt thoát cùng sự hy sinh vĩ đại này. Tại sao không nói?
Journey From The Fall là phim dành cho người Việt Nam, cũng như phim Schindler’s List dành cho dân Do Thái. Đây là minh chứng của Lòng Tin vượt thắng ách Độc Tài. Chiến tranh nào thì cũng mang yếu tính của tàn phá hủy hoại như nhau và sự thinh lặng khiến ta ý thức được sự hiện diện của mình là những người trong cuộc, không thể để cho thế hệ tương lai mãi băn khoăn về những bí ẩn bị chìm khuất trong bóng tối. Bởi lý do đó, chúng tôi thấy cái phần quá khứ bị thờ ơ kia phải được phơi bầy ra ánh sáng để những thế hệ người Mỹ gốc Việt sau này thấu hiểu và hết băn khoăn, bước tới. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã bỏ ra ba năm ròng rã cho việc tham cứu những phim tài liệu, sách vở, hình ảnh, phỏng vấn nhiều người, nhiều gia đình sống sót sau biến cố 75. Chúng tôi thâu góp từng chuyện kể của hàng ngàn tù nhân chính trị và vô số chuyện nghe kể đi kể lại về “thảm nạn thuyền nhân”. Chúng tôi thấu hiểu tâm trạng và cuộc sống của người Việt tị nạn trên đất Mỹ này ra sao. Tất cả những mẩu truyện đó là những mảnh lịch sử tạo nên chúng tôi, những chuyện mà chúng tôi còn quá trẻ không thể ghi nhớ hết, và cũng không quá già để lãng quên đi. Đó là chủ đề của Journey From The Fall.
Phim màu 35mm
Thời lượng 135 phút
Quay tại Thái Lan và Hoa Kỳ
Nói tiếng Việt, phụ đề Anh ngữ
Âm thanh Dolby Digital / Stereo
Phim Vượt Sóng 1/5
Watch Phim Vượt Sóng 1/5 in Unterhaltung View More Free Videos Online at Veoh.com
http://www.veoh.com/browse/videos/category/entertainment/watch/v1267162gNDabwjp
Phim Vượt Sóng 2/5
Watch Phim Vượt Sóng 2/5 in Unterhaltung View More Free Videos Online at Veoh.com
http://www.veoh.com/browse/videos/category/entertainment/watch/v1267163ZyRPfj3W
Phim Vượt Sóng 3/5
Watch Phim Vượt Sóng 3/5 in Unterhaltung View More Free Videos Online at Veoh.com
http://www.veoh.com/browse/videos/category/entertainment/watch/v1267164BepqBARe
Phim Vượt Sóng 4/5
Watch Phim Vượt Sóng 4/5 in Unterhaltung View More Free Videos Online at Veoh.com
http://www.veoh.com/browse/videos/category/entertainment/watch/v1267165Rz6SmSE6
Phim Vượt Sóng 5/5
Watch Phim Vượt Sóng 5/5 in Unterhaltung View More Free Videos Online at Veoh.com
http://www.veoh.com/browse/videos/category/entertainment/watch/v1267166ntaEkAPj
http://www.journeyfromthefall.com/
30-4-2005 là ngày truy niệm 30 năm Saigon sụp đổ. 30 năm chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp cho câu hỏi, “Khi nào mới là lúc nói ra tất cả sự thật về những gì đã xảy ra sau biến cố đau thương của lịch sử khiến nên cuộc đổi đời của hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam sống sót?” Điện ảnh Hollywood không biết đến chừng nào mới có một tác phẩm nói lên tất cả sự thực về nỗi khổ đau vĩ đại của cả một dân tộc? Trước đây người ta cũng có làm những phim về Việt Nam nhưng người Việt nam nhân chứng sống chỉ là những bóng mờ không ai nhìn thấy dung nhan, chỉ có giá trị làm ‘nền’ cho màn ảnh, không thấy mặt ai, không ai được lên tiếng nói. Tiếng nói của những nạn nhân thống khổ nhận chịu tất cả mọi thứ tai ương tàn khốc do hành động trả thù. Trong suốt 30 năm đó, thế giới không hề biết đến những thảm cảnh của hàng triệu người dân miền Nam bị tù đầy, bị tra tấn, bị hành hạ trong những cái gọi là “trại tập trung cải tạo”. Họ cũng không hề biết đến hàng triệu người khác vượt biển bằng những con thuyền mỏng manh, nhịn đói chịu khát, bị dập vùi vì sóng gió và những cơn bão biển kinh hoàng, bị cướp bóc, phụ nữ bị hãm hiếp, bị chém giết dã man bởi hải tặc? Điện ảnh Mỹ không bao giờ trình bày những cảnh tượng hãi hùng đó, trình bầy lòng quả cảm vượt thoát cùng sự hy sinh vĩ đại này. Tại sao không nói?
Journey From The Fall là phim dành cho người Việt Nam, cũng như phim Schindler’s List dành cho dân Do Thái. Đây là minh chứng của Lòng Tin vượt thắng ách Độc Tài. Chiến tranh nào thì cũng mang yếu tính của tàn phá hủy hoại như nhau và sự thinh lặng khiến ta ý thức được sự hiện diện của mình là những người trong cuộc, không thể để cho thế hệ tương lai mãi băn khoăn về những bí ẩn bị chìm khuất trong bóng tối. Bởi lý do đó, chúng tôi thấy cái phần quá khứ bị thờ ơ kia phải được phơi bầy ra ánh sáng để những thế hệ người Mỹ gốc Việt sau này thấu hiểu và hết băn khoăn, bước tới. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã bỏ ra ba năm ròng rã cho việc tham cứu những phim tài liệu, sách vở, hình ảnh, phỏng vấn nhiều người, nhiều gia đình sống sót sau biến cố 75. Chúng tôi thâu góp từng chuyện kể của hàng ngàn tù nhân chính trị và vô số chuyện nghe kể đi kể lại về “thảm nạn thuyền nhân”. Chúng tôi thấu hiểu tâm trạng và cuộc sống của người Việt tị nạn trên đất Mỹ này ra sao. Tất cả những mẩu truyện đó là những mảnh lịch sử tạo nên chúng tôi, những chuyện mà chúng tôi còn quá trẻ không thể ghi nhớ hết, và cũng không quá già để lãng quên đi. Đó là chủ đề của Journey From The Fall.
Phim màu 35mm
Thời lượng 135 phút
Quay tại Thái Lan và Hoa Kỳ
Nói tiếng Việt, phụ đề Anh ngữ
Âm thanh Dolby Digital / Stereo
Phim Vượt Sóng 1/5
Watch Phim Vượt Sóng 1/5 in Unterhaltung View More Free Videos Online at Veoh.com
http://www.veoh.com/browse/videos/category/entertainment/watch/v1267162gNDabwjp
Phim Vượt Sóng 2/5
Watch Phim Vượt Sóng 2/5 in Unterhaltung View More Free Videos Online at Veoh.com
http://www.veoh.com/browse/videos/category/entertainment/watch/v1267163ZyRPfj3W
Phim Vượt Sóng 3/5
Watch Phim Vượt Sóng 3/5 in Unterhaltung View More Free Videos Online at Veoh.com
http://www.veoh.com/browse/videos/category/entertainment/watch/v1267164BepqBARe
Phim Vượt Sóng 4/5
Watch Phim Vượt Sóng 4/5 in Unterhaltung View More Free Videos Online at Veoh.com
http://www.veoh.com/browse/videos/category/entertainment/watch/v1267165Rz6SmSE6
Phim Vượt Sóng 5/5
Watch Phim Vượt Sóng 5/5 in Unterhaltung View More Free Videos Online at Veoh.com
http://www.veoh.com/browse/videos/category/entertainment/watch/v1267166ntaEkAPj
http://www.journeyfromthefall.com/
Sài Gòn 1948
Jack Birns (1919-2008) sinh tại Cleveland, Ohio, USA - bởi cha mẹ di dân từ nước Nga. Trong thập niên 40, ông là ký giả làm việc cho tạp chí LIFE ở Trung Hoa, đặc trách về các phóng sự về cuộc nội chiến giửa phe Cộng Sản Đảng - Mao Trạch Đông và Quốc Dân Đảng - Tưởng Giới Thạch. Ông đã làm các phóng sự ở các nước Trung Hoa, Việt Nam, Miến Điện, Ấn Độ, Phi-Luật-Tân và Mã Lai.
Qua thập niên 60, ông ta xoay qua việc chuyên về thiết kế hệ thống chiếu sáng dưới mặt nước và cộng tác làm việc với Hải Quân Hoa Kỳ dưới tên doanh nghiệp Birns Incorporated. Những tấm hình danh tiếng của ông đã được trình bầy trong cuốn sách Assigment: Shanghai, Photographs on the Eve of Revolution. (2003)
Hình ảnh thành phố Sài Gòn qua chiếc máy ảnh Rolleiflex của phóng viên Jack Birns làm việc cho tạp chí TIME-LIFE Magazines. Mời các bạn thưởng lãm sinh hoạt của Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông vào năm 1948.
Nhà thờ Notre Dame de Saigon và Place Pigneau de Béhaine, hình chụp từ đường Catinat.
Dinh Gouverneur de la Cochinchine (Công Sứ Nam Kỳ), sau là Dinh Gia Long trên đường La Grandière.
Hôtel de Ville de Saigon nằm trên đường Rue d’Espagne đối diện với Boulevard Charner.
Cửa hàng giầy dép và áo quần lót, có lẽ trên đường Bonnard (Lê Lợi).
Những biểu ngữ quảng cáo phim truyện với người lái xe mô-tô trên Boulevard Charner
Người trông xe đạp trên viã hè Thương Xá GMC (sau là Thương Xá TAX) trên Boulevard Charner (Nguyễn Huệ).
Xe điện trên Boulevard de la Somme (Hàm Nghi). Xe điện mang quảng cáo thuốc lá Mélia của Hảng MIC (Manufacture d’Indochine de Cigarettes) và trên nóc nhà có đèn ống mang thương hiệu thuốc Aspirine – Usines du Rhône (Rhône-Poulenc).
Hai chiếc xe bò chở vật liệu xây dựng trên phố
Một trẻ bán báo đang nghĩ mệt bên cạnh sạp báo và tạp chí.
Théâtre Nguyễn Văn Hảo trên Avenue Galliéni (Trần Hưng Đạo) đang chiếu phim «Till the Clouds Roll By».
Tầu du lịch Marseille – Sài Gòn trên Quai Le Myre de Villiers, đằng xa là toà nhà Quan Thuế (hay còn gọi là Nhà Rồng) trên sông Sài Gòn.
Hồ bơi Le Cercle Sportif Saigonnais trong Jardin Maurice Long nằm ở góc Rue Taberd (Nguyễn Du).
Trẻ con tây chơi đùa cùng các chị giử trẻ trong Jardin Maurice Long.
Xem đua ngựa ở Trường Đua Phú Thọ.
Xem đua ngựa ở Trường Đua Phú Thọ, ghế ngồi hạng bình dân
Phụ nữ trong Khám Chí Hoà
Nguồn: TIME-LIFE Magazines
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009
Hình ấn tượng trong mùa xuân
Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009
Diệt Sợ Hãi
Hè vừa qua về thăm quê hương tôi có dịp tiếp xúc với nhóm người được cho là có ăn có học, là một trong hai cột trụ nâng đỡ xã hội xưa nay, và được nhắc nhớ trong dân gian “nhất sĩ nhì nông”… Nhưng mỗi khi tôi luận bàn đến vấn đề áp bức bất công của xã hội hiện hành, thì nhiều người đã hoảng hốt và tránh né trả lời những điều thành thật phát xuất tận đáy lòng của tôi nêu ra. Họ vô cảm, hay đã bị mắc chứng bệnh “liệt kháng trước bất công?”
- Sợ là đối lực của tự tin
- Sợ là kẻ thù của thành công
- Sợ là chướng ngại trên con đường cứu nước
Sợ làm ta bỏ lỡ cơ hội tiến thân. Sợ khiến ta mệt mỏi chán chường. Sợ nhắc ta im lặng mỗi khi muốn nói… Sợ cản bước ta đấu tranh để xây dựng và phát triển đời sống hạnh phúc làm người. Sợ cho ta an phận thủ thường. Sợ biến ta thành kẻ bại liệt trước bất công!
Tất cả mọi nỗi sợ hãi của con người chúng ta đều khởi nguồn từ sự lo lắng hoảng hốt và tưởng tượng ra. Sợ bắt đầu từ phút thoáng qua trong trí óc. Sợ lan dần ra ngoài chân tay. Sợ giết chết niềm tự tin tự hào dân tộc.
Muốn có thành công, chúng ta phải diệt trừ sợ hãi, và xây dựng niềm tin. Muốn Diệt Sợ Hãi, chúng ta phải tìm ra căn bệnh sợ sệt và những phương pháp trị liệu.
Diệt Sợ Hãi, xây đắp niềm tin, chúng ta cần thực thi hai điều sau đây:
- Phân loại sợ hãi và tìm hiểu xem ta đang sợ cái gì
- Phương pháp chữa trị và dùng những hoạt động thích ứng với cái loại ta đang sợ đó
Mỗi khi chúng ta chạm trán với thử thách, đối diện với khó khăn, hay đứng trước công việc dù lớn dù nhỏ, đơn giản hay phức tạp… mỗi người đều có những phản ứng riêng. Có người nhìn công việc khó khăn và to lớn đó, lại có vẻ ung dung nhàn hạ… rồi tiến tới quả quyết “Tôi làm được.”
Nhưng có người lại nhìn công việc đó với một thoáng do dự tần ngần rồi đứng yên bất động. Lại có người vừa khi thấy công việc đó thì họ sợ hãi và khủng hoảng tinh thần.
Như thế, người ung dung nhàn hạ và có niềm tin tỏa sáng kia, có phải vì họ sinh ra là có sẵn niềm tự tin chăng?
- Chắc là không. Không ai sinh ra mà có sẵn niềm tin. Người ấy đã phải tự chinh phục lo âu, xóa tan mặc cảm lo sợ, và họ thâu đạt tự tin mỗi lần một ít, “tích tiểu thành đa, tích đa thành sự” mà tới lúc chính họ sống tràn đầy niềm tin.
Mọi người chúng ta cũng thế, cũng có cùng tiến trình phát triển, nhưng chỉ khác chăng, là chúng ta đang sống trong môi trường thuận lợi hoặc bất lợi mà ra.
Hai em bé cùng vóc dáng, cùng lứa tuổi, và được hai mẹ chở tới trường học. Một em vừa tới lớp học là em đã nhập bạn và chơi đùa vui vẻ. Nhưng em kia thì ôm ghì chân mẹ, em sợ hãi khóc thét mỗi khi nhìn thấy chúng bạn lại gần... Mặc cho mẹ em vỗ về “Không sao đâu con?” “Có chi mà sợ?” Mẹ đã cố tình tách em ra xa, nhưng càng xa thì em càng sợ, và níu chặt lấy mẹ. Mẹ nhắc nhở “đừng sợ” thì em lại “càng sợ”… Nỗi sợ hãi tăng trưởng, tồn tại, hiện hữu trong em.
Vậy có phải vì bẩm sinh mà có em bạo dạn hay có em nhút nhát?
Chắc là không. Em dạn dĩ thì chính em cũng đã trải qua bao nỗi kinh hoàng khiếp sợ. Nhưng giờ này em có can đảm và tự tin để chạy đến làm quen với nhóm bạn trong trường, là bởi vì em đã đi chơi, đã gặp mặt với những trò chơi giao tế và tiếp xúc chúng bạn. Em đã quen, không còn sợ hãi.
Để phân bệnh sợ hãi, chúng ta có thể xem bộ óc con người như một ngân hàng trí nhớ. Mỗi ngày thâu thập nhiều dữ kiện từ điều tai nghe mắt thấy… qua những hình ảnh các em cô nhi ốm yếu chìa xương, các cụ quả phụ lang thang rách rưới… Các cảnh thương tâm đau lòng đó càng ngày càng lớn dần trong ngân hàng trí nhớ của chúng ta. Cho tới một lúc, chính chúng ta đối diện với trở ngại và suy nghĩ, thì ngân hàng trí nhớ lại hiện ra với câu hỏi, “Liệu ta có gặp trở ngại này chưa?”
Ngân hàng trí nhớ của chúng ta cũng tiếp tục cung cấp tin tức hay dữ kiện liên quan tới vấn đề chúng ta đang gặp, rồi tự động đào sâu, phân tích, lượng định, tổng hợp, đúc kết… cuối cùng là ta đề ra biện pháp giải quyết trở ngại theo một chiều hướng tốt hoặc xấu, can đảm tự tin hay yếu đuối hèn nhát. Tất cả đều do ngân hàng trí nhớ tích lũy của chúng ta mà ra.
Vì thế chúng ta muốn Diệt Sợ Hãi thì cần thực hiện hai điều như sau:
- Thâu vào ngân hàng trí nhớ của mình hình ảnh tốt đẹp, hăng hái và thành công
- Loại bỏ những hình xấu, mặc cảm và thất bại ra khỏi ngân hàng trí nhớ của mình
Hãy tập thói quen mỗi đêm trước giấc ngủ, chúng ta ôn lại trong trí nhớ của mình trong ngày về những điều tốt việc đẹp mà mình đã thấy, đã làm... Từ đó, chúng ta tìm kiếm ra nguyên nhân giúp mình sống vui và làm việc một cách thoải mái; không cho mầm mống bi quan, đen tối có cơ hội tồn tại hoặc tỏa lan trong tâm trí của mình.
Vẫn biết bệnh sợ là phát sinh do tâm lý. Muốn chữa bệnh tâm thần thì chúng ta phải dùng tâm lý trị liệu. Nhưng nhà tâm lý học, cũng đành bó tay, nếu người nhiễm bệnh không thực hiện một điều mà chỉ chính người sợ đó mới có khả năng chữa lành bệnh. Đó là diệt trừ “tư tưởng bi quan chán nản và tuyệt vọng.”
Hầu hết những con bệnh sợ, đều bắt nguồn từ tư tưởng bi quan chán nản, tuyệt vọng và công cuộc thất bại khởi đầu từ bệnh sợ mà ra mà có.
Có nhiều gia đình đổ vỡ vì do bệnh sợ. Họ sợ nên không dám đối diện với sự thật. Họ sợ nên không dám nói ra những điều mình không vừa ý. Họ sợ nên chính họ lại bị rơi xuống vực thẳm tuyệt vọng.
Cũng bởi bệnh sợ đã tạo nên những thiên tình sử đẫm lệ, những khúc bi ai khôn tả… Cũng vì sợ, mà khi ta yêu nhau đã không dám tỏ tình. Cũng vì sợ, mà ta lại để cho người yêu bước lên xe hoa về nhà chồng, để khiến ta âm thầm đau khổ, ôm mối tình sầu và oán trách cao xanh sao nỡ gây cảnh thương tâm éo le, phân ly bẽ bàng. Tất cả vì sợ mà không dám nói ra.
Có nhiều người sợ nên bỏ lỡ cơ hội tiến thân. Trong nghề nghiệp, hoặc ngoài xã hội, có nhiều người sợ mình kém khả năng, không dám đương đầu với vai trò được giao phó. Có nhiều người sợ bạo quyền đến nỗi từ bỏ cả bạn bè thân thiết, không dám đến tiếp xúc, không dám nghe điều hay lẽ phải… Với chính sách đấu tố “trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ” của Cộng Sản, thì nông dân Việt Nam lâm vào “Con Bệnh Sợ Hãi,” phó mặc cho đảng CSVN chém giết cướp đoạt ruộng đất mà dựng nông trường… Đang khi xưa nay nuôi sống con người là do nông dân, chớ nước ta chưa có kỹ nghệ hay máy móc thay thế.
Cột trụ xã hội đầu tiên nâng đỡ là nông dân, thì người nông dân lại đã bị CSVN cưa đổ. Tiếp đến trụ cột nâng đỡ xã hội thứ hai, và làm cho xã hội văn minh là người trí thức thì lại đã bị CSVN đồng hóa với lớp người “ăn trên ngồi trốc,” mà chúng ra tay tiêu diệt.
Hai cột trụ nâng đỡ xã hội: “Nhất Sĩ Nhì Nông,” nay bị CSVN cưa đổ, thì hậu quả mang lại là làm cho cả nước trở thành nghèo đói, lạc hậu… và làm cho “Con Bệnh Sợ Hãi” phát sinh. Cái nghịch lý của CSVN là họ phá tan xã hội, rồi họ lại tạo ra ngục tù u tối. Để từ ngục tù u tối đó, họ lại bắt đầu mò mẫm đi tìm đầu mối để dựng lại các cột khói của thời đại kỹ nghệ, đang khi chính họ lại không phải là trí thức hay chuyên viên kỹ thuật. Đó là hai nguyên nhân “người sợ người,” và “sợ kém khả năng” đang tràn ngập trong xã hội Việt Nam hôm nay.
1. Tại sao ta “sợ kém khả năng?”
- Vì ta thiếu tự tin.
2. Tại sao “người sợ người?”
- Vì ta thiếu tự chủ.
Bởi vì điều kiện của “tự do” là tự chủ. Điều kiện của “tự chủ” là tự quyết, là cái quyền được tự mình quyết định. Điều kiện của “tự quyết” là khả năng nhận định và ý thức trách nhiệm của mỗi người chúng ta, và do đó chúng ta phải “Diệt Sợ Hãi.”
Xin đơn cử một mẫu người Diệt Sợ Hãi để thành công, đó là nhân vật lịch sử Lý Quang Diệu, Thủ Tướng của đất nước Tân Gia Ba. Muốn tìm hiểu ông Diệu đã xóa tan nỗi sợ ra sao, chúng ta hãy xem lại một phần cuộc đời sinh hoạt chính trị của ông.
Lý Quang Diệu mở mắt chào đời và nhìn ra thế giới bên ngoài, từ một buổi sáng giông tố của ngày Thứ Hai, Tháng Hai, năm 1942, khi thiết đoàn chiến xa Nhật Bản nghiền nát mộng xâm lăng của thực dân Anh trên bán đảo Tân Gia Ba, một vùng vốn sẵn an toàn với bao hứa hẹn về tương lai kinh tế, thì nay bỗng dưng xảy ra với những cảnh chiến tranh đau thương và người dân đói nghèo sợ hãi.
Quân đội Nhật đã rắc gieo bao nỗi kinh hoàng vào tháng ngày cuối cùng của Thế Giới Đại Chiến năm ấy. Từng đoàn người bị bắt tải lên xe với bao kinh hoàng khiếp sợ. Trong nhóm những người bị bắt ngày ấy có người thanh niên Lý Quang Diệu đang nghĩ rằng nếu mình khuất phục quân Nhật, thì sẽ không còn cơ hội có ngày trở về hoạt động để phục vụ cho dân ông… Đang lúc lo âu bối rối thì anh chàng họ Lý quyết định “vượt ngục,”… và tất cả những người Tân Gia Ba bị bắt hôm ấy đã bị quân đội Nhật Bản tàn sát ngay sau đó, không còn kẻ nào sống sót.
Lý Quang Diệu đã trốn thoát. Từ đó ông Diệu không quên bao nỗi kinh hoàng khiếp sợ của ông và những người đồng hương với ông… trước những họng súng tàn sát dã man của đám lính Nhật.
Sau chiến tranh Lý Quang Diệu xin vào học trường Đại Học Cambridge Anh Quốc. Ông tốt nghiệp và trở về Tân Gia Ba năm 1950, từ một thành viên bình thường của Đảng Quốc Gia (Nationalist Party), ông “Diệt Sợ Hãi,” nhiệt tình tham gia hoạt động để tự tạo cho mình thành một người lãnh đạo tên tuổi.
Lý Quang Diệu tự tin vào khả năng chính trị của mình, nên đã đứng ra tố cáo chế độ theo chủ nghĩa xã hội (socialism) và chủ nghĩa thực dân (colonialism) đã làm cho nước ông nghèo nàn và chậm tiến.
Sau 9 năm tranh đấu cho độc lập của xứ sở, năm 1959, Lý Quang Diệu đã chiếm được vai trò Thủ Tướng, thành lập Đảng Nhân Dân Hành Động (People’s Action Party) để hoạt động và phục vụ cho xứ sở của ông. Rồi từ đó, ông đã liên tiếp thành công trong trách nhiệm của một nhà lãnh đạo Tân Gia Ba, làm cho nước này trở thành giàu đẹp, tiếng tăm vang dội trong khu vực Châu Á và lan tỏa ra khắp nơi trên thế giới.
Thủ tướng Lý Quang Diệu về hưu năm 1990, sau 31 năm cầm quyền lãnh đạo đất nước. Ông còn đó để chứng kiến tương lai rực rỡ của Tân Gia Ba, với niềm tự tin tự hào mà ông hành xử bài học Diệt Sợ Hãi của ông, một bài học hiếm quý!
* * * *
Tại sao “Người Sợ Người?” Có phải vì ta mắc cở, thiếu tự tin tự chủ mỗi khi đứng trước đám đông?
Chúng ta không thể từ chối hiện tượng “sợ người/ sợ Vi Xi” đang xảy ra nhan nhản trước mắt. Muốn chinh phục, muốn điều trị căn bệnh sợ người, thiết tưởng có cách là người ấy cần đặt mình vào trường hợp như câu chuyện người cháu tôi dưới đây:
Cháu cũng Diệt Sợ Hãi. Nhớ lại ngày mới đi nghĩa vụ, cháu rất nhút nhát và mắc cở. Cháu sợ người, sợ hết mọi người, sợ cán bộ cấp trên, vì cháu sinh ra trong nghịch cảnh thất trận của cha bác… Bởi thế sau năm 1975, cháu không được đi học như lớp bạn cùng tuổi với cháu là con cán bộ trong làng xã này. Và cái học của cháu, thực ra cháu chỉ được bố cháu cho học chuyển nghề, nhưng lớp thợ tiện của cháu lại chỉ học “chủ thuyết Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh.” Nhìn vào thế giới bao quanh, cháu cảm nhận vô cùng nhục nhã và thua kém mọi người. Cháu thấy ai cũng thông minh, ai cũng giỏi hơn cháu. Cháu sợ người vì cháu sinh ra trong thất bại.
Cho tới một hôm, cơ duyên may đến với cháu và giúp cháu giảm bớt nỗi sợ hãi. Cháu được chuyển về làm việc ở một cấp nhỏ trong Viện Quân Y 121, nơi đây, cháu được gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều loại người: người cấp cao cấp thấp, người hàm bé hàm to... Rồi nguồn gốc và nghề nghiệp của họ cũng khác biệt. Người là sinh viên; Người là nông dân; Người làm kinh doanh buôn bán… Cháu thấy họ ai cũng giống nhau. Ai cũng thích ăn ngon mặc đẹp, ai mà chẳng muốn học hành, ai mà chẳng nhớ vợ nhớ con… Nhìn chung thì họ cũng giống như cháu, họ chẳng có điểm nào khác lạ khiến cháu phải khiếp sợ... Nếu là người thất học thì cháu sẽ tự học, cháu mất dần cảm giác sợ người, lúc đó cháu nhớ ra lời Bác Hai, viên sĩ quan phi công Việt Nam Cộng Hòa, đã dày kinh nghiệm và khuyên nhủ cháu: “Tự học tự thắng để chỉ huy cháu ạ!” Cháu cảm nghiệm bài học “Diệt Sợ Hãi” của Bác Hai, mà bố cháu ghi nhớ để kể về ngày Bác Hai và gia đình xuống thuyền tam bản vượt biên năm xưa. Cuộc đời “vượt ngục” của Bác Hai cũng tương tự câu chuyện Thủ Tướng Lý Quang Diệu!
Bởi đó, cháu khám phá ra, truy cứu ra nguồn gốc của căn bệnh sợ người, cháu sợ vì thiếu văn hóa trường lớp. Và diệt sợ hãi, cháu tự học, học lớp bổ túc, học được chút nào hay chút ấy. Cháu học thuộc lòng và luôn suy nghĩ về những ý tưởng trong bài viết của Bác Hai. Sau ngày phục viên, cháu về làm việc ở xã nhà, cháu muốn có cơ hội phục vụ cho bà con họ hàng nhà mình, và được bầu làm chủ tịch xã như hôm nay.
Tương tự diệt sợ hãi của người cháu trong câu chuyện nêu trên, và để chữa trị chúng ta cần khởi đầu với hai nguyên tắc căn bản: (1) Tự đặt mình vào hoàn cảnh, vào cùng vị trí ngang hàng với người tiếp xúc. Khi tiếp xúc, ta nghĩ họ – người tiếp xúc là – quan trọng, thì ta cũng là người quan trọng. Ta và họ là hai con người, hai nhân vật quan trọng gặp nhau để bàn bạc, thảo luận về những gì mà hai bên cùng có lợi, cùng hữu ích.
(2) Phát huy phong cách hiểu biết đúng đắn của mình. Trong thảo luận chúng ta cần biểu lộ một thái độ biết lắng nghe, thành thật lắng nghe những ý kiến đúng. Tuyệt đối tránh ý tưởng manh động là kẻ đối diện với mình, là người ấy chẳng biết gì!
Ngoài bệnh sợ người, ta còn nỗi sợ hãi tiềm ẩn từ trong tâm khảm, từ trong trạng huống bất an như trường hợp của người cháu nói trên. Từ tinh thần bất hạnh trong cuộc sống, suy nhược bởi thời thế, thất bại nơi trường ốc, thua thiệt ngoài trường đời… đã làm gia tăng bệnh sợ hãi. Những nỗi sợ hãi ấy đã hình thành do tâm lý, phương pháp chữa trị cũng cần có một nhà tâm lý học như câu chuyện sau đây:
- Có người mẹ trẻ 30 tuổi hai đứa con đang rơi vào tuyệt vọng. Bà nhìn lại cuộc sống đã qua chỉ thấy những điều đau khổ và bất hạnh. Những năm tháng cắp sách đi học, những tháng năm lo gánh vác giang sơn nhà chồng… rồi nhu cầu các con với những tháng năm ở nơi mà bà cư ngụ, thì bà chẳng thấy niềm vui mà chỉ tràn ngập bóng tối, khiếm khuyết hạnh phúc. Những sự kiện buồn nản đã in sâu vào trong ký ức của bà… nhà tâm lý học, giờ đây không thể xóa hết những hình ảnh đau khổ trong thâm tâm của bà ngay cùng một lúc. Ông phân ra từng phần nhỏ, do kinh nghiệm của ông, để chữa trị cho bệnh nhân này. Ông chứng minh cho bà thấy cơ hội chuyển mình vươn lên thay vì ngồi than thở, ngắm nhìn và nguyền rủa bóng tối tuyệt vọng. Ông yêu cầu bà mỗi ngày hãy viết xuống trang giấy với ba việc trong ngày đã làm cho bà vui. Đến hẹn, ông đọc lại hết những điều bà vừa ý. Ông giữ phương pháp chữa trị đó liên tiếp ba tháng, thì có kết qủa. Bà đã loại bỏ tư tưởng bi quan trong trí óc, và bà đã thấy niềm vui. Từ đó bà ngẩng cao đầu bước đi với cuộc sống có niềm tin sáng lạng.
Xem xét câu chuyện trên, chúng ta thấy nhà tâm lý học này đã thực sự giúp người mẹ trẻ kia xóa tan sợ hãi, làm lại cuộc đời bằng cách thay thế dần những hình ảnh bi quan, đen tối, tuyệt vọng bằng những hình ảnh lạc quan, tươi sáng, tràn đầy hy vọng, và ông đã thành công.
Ở đời có một nỗi sợ đã giết dần giết mòn niềm tự tin, đó là việc làm sai trái. Và làm sao mà ta phân định được việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Khách quan mà xét, thì không ai có thể khẳng định được việc làm đúng hoặc sai, trừ khi đương sự có tham dự, có nhìn nhận, có tự xét việc làm đó khi hoàn tất.
- Một gia đình đang sống hạnh phúc, bỗng dưng một trong hai người vợ hoặc chồng đã tạo cuộc tình bí mật với người khác. Mặc dù hành động phản bội chưa ai biết, nhưng người gây ra trong một lúc nào đó cũng ân hận và cảm thấy mình có lỗi, khiến cho họ thường hốt hoảng, mất dần mất mòn niềm tin trong người.
- Vì tham vọng cá nhân bất chính, có người dùng thủ đoạn gian manh, tàn ác mà ám hại người ngay thẳng liêm chính. Cho tới khi đạt được mục đích thì lương tâm của họ lại bị cắn rứt, khiến cho họ tinh thần căng thẳng và giảm dần niềm tự tin.
- Trong thương trường có người dùng mưu kế mà lường gạt kẻ khác, rồi dần dà không còn ai tin nữa. Từ đó họ trở thành kẻ cô đơn và mất tự tin.
Bởi thế trong việc xây dựng niềm tự tin cho thanh niên Việt Nam ngày nay, chúng ta cần làm là, “Suy nghĩ đúng, hành động đúng, mới giúp ta thêm tự tin.” Ngoài việc Diệt Sợ Hãi chúng ta cần phải hành xử đúng đắn, vì chính việc hành xử đúng đắn mới gíup cho tâm ta bình, trí ta sáng, người ta an nhàn thảnh thơi. Ngược lại, người làm sai thường bị lương tâm cắn rứt, và họ tự giết chết niềm tự tin, hơn thế nữa, kẻ gian dối lường gạt, sớm muộn thì người ta cũng sẽ phát giác, và không còn ai tin tưởng người ấy nữa.
Những nguyên tắc xây niềm tự tin:
- Ngồi phía trước
Trong các cuộc hội họp, lớp học, cơ quan, hãng xưởng, nhà thờ, chùa chiền… muốn tạo được sự tự tin người thanh niên Việt chúng ta nên hiên ngang bước vào những hàng ghế đầu, bởi vì những người ngồi ở hàng ghế sau thường là những người sợ diễn giả hay chủ tọa chú ý, thấy mặt. Họ thiếu tự tin.
- Nhìn thẳng
“Mắt là cửa sổ tâm hồn.” Khi chúng ta nhìn thẳng vào con mắt của người đối diện, ánh mắt của chúng ta sẽ cho họ biết con người của chúng ta, và ngược lại. Nếu chúng ta không dám nhìn thẳng, tức là chúng ta vẫn còn cảm thấy mình nhỏ bé, thua kém và sợ người. Nhìn thẳng là tự tin, là chúng ta chinh phục được sợ người.
- Bước nhanh hơn bình thường
Tôi về Việt Nam thấy mọi người đều chậm chạp, và chúng ta cần sửa lại. Bước nhanh khiến chúng ta cảm nhận rằng mình tự tin, bước nhanh để nói với thế giới bao quanh: “Tôi có việc quan trọng phải làm, tôi có chỗ quan trọng phải tới. Tôi sẽ thành công và tôi bắt đầu ngay từ bây giờ.”
- Tập phát biểu ý kiến
Chúng ta cần tập góp ý, phê bình, đặt câu hỏi trong mỗi cuộc hội họp ở bất cứ nơi đâu. Đừng sợ người khác ganh tị, ghen ghét, hay chê bai… vì nếu họ không đồng ý với lập luận đúng đắn mà chúng ta đề ra, thì cũng còn nhiều người muốn nghe và đồng ý với chúng ta. Phát biểu là điều kiện xây dựng niềm tự tin.
- Cười lớn
Chúng ta cảm thấy như thế nào khi mình cười lớn trong lúc thất bại. Cười lớn giúp chúng ta thêm tự tin, cười lớn phá tan sợ hãi, cuốn trôi bận tâm thất bại, để ta xắn tay áo lên mà làm tiếp, dựng lại cuộc sống an lạc thanh bình hạnh phúc. Cười là liều thuốc tuyệt hảo của tự tin. Ngược lại vẫn có ít người cố gắng cười trong lúc mình gặp sợ hãi hay thất bại.
Bạn hãy cười để thấy được sức mạnh trong tiếng cười của bạn!
Tóm lại người Thanh Niên Việt Nam chúng ta hãy Diệt Sợ Hãi, xây dựng niềm tin hôm nay để có thành công ngày mai.
Phạm Văn Bản
- Sợ là đối lực của tự tin
- Sợ là kẻ thù của thành công
- Sợ là chướng ngại trên con đường cứu nước
Sợ làm ta bỏ lỡ cơ hội tiến thân. Sợ khiến ta mệt mỏi chán chường. Sợ nhắc ta im lặng mỗi khi muốn nói… Sợ cản bước ta đấu tranh để xây dựng và phát triển đời sống hạnh phúc làm người. Sợ cho ta an phận thủ thường. Sợ biến ta thành kẻ bại liệt trước bất công!
Tất cả mọi nỗi sợ hãi của con người chúng ta đều khởi nguồn từ sự lo lắng hoảng hốt và tưởng tượng ra. Sợ bắt đầu từ phút thoáng qua trong trí óc. Sợ lan dần ra ngoài chân tay. Sợ giết chết niềm tự tin tự hào dân tộc.
Muốn có thành công, chúng ta phải diệt trừ sợ hãi, và xây dựng niềm tin. Muốn Diệt Sợ Hãi, chúng ta phải tìm ra căn bệnh sợ sệt và những phương pháp trị liệu.
Diệt Sợ Hãi, xây đắp niềm tin, chúng ta cần thực thi hai điều sau đây:
- Phân loại sợ hãi và tìm hiểu xem ta đang sợ cái gì
- Phương pháp chữa trị và dùng những hoạt động thích ứng với cái loại ta đang sợ đó
Mỗi khi chúng ta chạm trán với thử thách, đối diện với khó khăn, hay đứng trước công việc dù lớn dù nhỏ, đơn giản hay phức tạp… mỗi người đều có những phản ứng riêng. Có người nhìn công việc khó khăn và to lớn đó, lại có vẻ ung dung nhàn hạ… rồi tiến tới quả quyết “Tôi làm được.”
Nhưng có người lại nhìn công việc đó với một thoáng do dự tần ngần rồi đứng yên bất động. Lại có người vừa khi thấy công việc đó thì họ sợ hãi và khủng hoảng tinh thần.
Như thế, người ung dung nhàn hạ và có niềm tin tỏa sáng kia, có phải vì họ sinh ra là có sẵn niềm tự tin chăng?
- Chắc là không. Không ai sinh ra mà có sẵn niềm tin. Người ấy đã phải tự chinh phục lo âu, xóa tan mặc cảm lo sợ, và họ thâu đạt tự tin mỗi lần một ít, “tích tiểu thành đa, tích đa thành sự” mà tới lúc chính họ sống tràn đầy niềm tin.
Mọi người chúng ta cũng thế, cũng có cùng tiến trình phát triển, nhưng chỉ khác chăng, là chúng ta đang sống trong môi trường thuận lợi hoặc bất lợi mà ra.
Hai em bé cùng vóc dáng, cùng lứa tuổi, và được hai mẹ chở tới trường học. Một em vừa tới lớp học là em đã nhập bạn và chơi đùa vui vẻ. Nhưng em kia thì ôm ghì chân mẹ, em sợ hãi khóc thét mỗi khi nhìn thấy chúng bạn lại gần... Mặc cho mẹ em vỗ về “Không sao đâu con?” “Có chi mà sợ?” Mẹ đã cố tình tách em ra xa, nhưng càng xa thì em càng sợ, và níu chặt lấy mẹ. Mẹ nhắc nhở “đừng sợ” thì em lại “càng sợ”… Nỗi sợ hãi tăng trưởng, tồn tại, hiện hữu trong em.
Vậy có phải vì bẩm sinh mà có em bạo dạn hay có em nhút nhát?
Chắc là không. Em dạn dĩ thì chính em cũng đã trải qua bao nỗi kinh hoàng khiếp sợ. Nhưng giờ này em có can đảm và tự tin để chạy đến làm quen với nhóm bạn trong trường, là bởi vì em đã đi chơi, đã gặp mặt với những trò chơi giao tế và tiếp xúc chúng bạn. Em đã quen, không còn sợ hãi.
Để phân bệnh sợ hãi, chúng ta có thể xem bộ óc con người như một ngân hàng trí nhớ. Mỗi ngày thâu thập nhiều dữ kiện từ điều tai nghe mắt thấy… qua những hình ảnh các em cô nhi ốm yếu chìa xương, các cụ quả phụ lang thang rách rưới… Các cảnh thương tâm đau lòng đó càng ngày càng lớn dần trong ngân hàng trí nhớ của chúng ta. Cho tới một lúc, chính chúng ta đối diện với trở ngại và suy nghĩ, thì ngân hàng trí nhớ lại hiện ra với câu hỏi, “Liệu ta có gặp trở ngại này chưa?”
Ngân hàng trí nhớ của chúng ta cũng tiếp tục cung cấp tin tức hay dữ kiện liên quan tới vấn đề chúng ta đang gặp, rồi tự động đào sâu, phân tích, lượng định, tổng hợp, đúc kết… cuối cùng là ta đề ra biện pháp giải quyết trở ngại theo một chiều hướng tốt hoặc xấu, can đảm tự tin hay yếu đuối hèn nhát. Tất cả đều do ngân hàng trí nhớ tích lũy của chúng ta mà ra.
Vì thế chúng ta muốn Diệt Sợ Hãi thì cần thực hiện hai điều như sau:
- Thâu vào ngân hàng trí nhớ của mình hình ảnh tốt đẹp, hăng hái và thành công
- Loại bỏ những hình xấu, mặc cảm và thất bại ra khỏi ngân hàng trí nhớ của mình
Hãy tập thói quen mỗi đêm trước giấc ngủ, chúng ta ôn lại trong trí nhớ của mình trong ngày về những điều tốt việc đẹp mà mình đã thấy, đã làm... Từ đó, chúng ta tìm kiếm ra nguyên nhân giúp mình sống vui và làm việc một cách thoải mái; không cho mầm mống bi quan, đen tối có cơ hội tồn tại hoặc tỏa lan trong tâm trí của mình.
Vẫn biết bệnh sợ là phát sinh do tâm lý. Muốn chữa bệnh tâm thần thì chúng ta phải dùng tâm lý trị liệu. Nhưng nhà tâm lý học, cũng đành bó tay, nếu người nhiễm bệnh không thực hiện một điều mà chỉ chính người sợ đó mới có khả năng chữa lành bệnh. Đó là diệt trừ “tư tưởng bi quan chán nản và tuyệt vọng.”
Hầu hết những con bệnh sợ, đều bắt nguồn từ tư tưởng bi quan chán nản, tuyệt vọng và công cuộc thất bại khởi đầu từ bệnh sợ mà ra mà có.
Có nhiều gia đình đổ vỡ vì do bệnh sợ. Họ sợ nên không dám đối diện với sự thật. Họ sợ nên không dám nói ra những điều mình không vừa ý. Họ sợ nên chính họ lại bị rơi xuống vực thẳm tuyệt vọng.
Cũng bởi bệnh sợ đã tạo nên những thiên tình sử đẫm lệ, những khúc bi ai khôn tả… Cũng vì sợ, mà khi ta yêu nhau đã không dám tỏ tình. Cũng vì sợ, mà ta lại để cho người yêu bước lên xe hoa về nhà chồng, để khiến ta âm thầm đau khổ, ôm mối tình sầu và oán trách cao xanh sao nỡ gây cảnh thương tâm éo le, phân ly bẽ bàng. Tất cả vì sợ mà không dám nói ra.
Có nhiều người sợ nên bỏ lỡ cơ hội tiến thân. Trong nghề nghiệp, hoặc ngoài xã hội, có nhiều người sợ mình kém khả năng, không dám đương đầu với vai trò được giao phó. Có nhiều người sợ bạo quyền đến nỗi từ bỏ cả bạn bè thân thiết, không dám đến tiếp xúc, không dám nghe điều hay lẽ phải… Với chính sách đấu tố “trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ” của Cộng Sản, thì nông dân Việt Nam lâm vào “Con Bệnh Sợ Hãi,” phó mặc cho đảng CSVN chém giết cướp đoạt ruộng đất mà dựng nông trường… Đang khi xưa nay nuôi sống con người là do nông dân, chớ nước ta chưa có kỹ nghệ hay máy móc thay thế.
Cột trụ xã hội đầu tiên nâng đỡ là nông dân, thì người nông dân lại đã bị CSVN cưa đổ. Tiếp đến trụ cột nâng đỡ xã hội thứ hai, và làm cho xã hội văn minh là người trí thức thì lại đã bị CSVN đồng hóa với lớp người “ăn trên ngồi trốc,” mà chúng ra tay tiêu diệt.
Hai cột trụ nâng đỡ xã hội: “Nhất Sĩ Nhì Nông,” nay bị CSVN cưa đổ, thì hậu quả mang lại là làm cho cả nước trở thành nghèo đói, lạc hậu… và làm cho “Con Bệnh Sợ Hãi” phát sinh. Cái nghịch lý của CSVN là họ phá tan xã hội, rồi họ lại tạo ra ngục tù u tối. Để từ ngục tù u tối đó, họ lại bắt đầu mò mẫm đi tìm đầu mối để dựng lại các cột khói của thời đại kỹ nghệ, đang khi chính họ lại không phải là trí thức hay chuyên viên kỹ thuật. Đó là hai nguyên nhân “người sợ người,” và “sợ kém khả năng” đang tràn ngập trong xã hội Việt Nam hôm nay.
1. Tại sao ta “sợ kém khả năng?”
- Vì ta thiếu tự tin.
2. Tại sao “người sợ người?”
- Vì ta thiếu tự chủ.
Bởi vì điều kiện của “tự do” là tự chủ. Điều kiện của “tự chủ” là tự quyết, là cái quyền được tự mình quyết định. Điều kiện của “tự quyết” là khả năng nhận định và ý thức trách nhiệm của mỗi người chúng ta, và do đó chúng ta phải “Diệt Sợ Hãi.”
Xin đơn cử một mẫu người Diệt Sợ Hãi để thành công, đó là nhân vật lịch sử Lý Quang Diệu, Thủ Tướng của đất nước Tân Gia Ba. Muốn tìm hiểu ông Diệu đã xóa tan nỗi sợ ra sao, chúng ta hãy xem lại một phần cuộc đời sinh hoạt chính trị của ông.
Lý Quang Diệu mở mắt chào đời và nhìn ra thế giới bên ngoài, từ một buổi sáng giông tố của ngày Thứ Hai, Tháng Hai, năm 1942, khi thiết đoàn chiến xa Nhật Bản nghiền nát mộng xâm lăng của thực dân Anh trên bán đảo Tân Gia Ba, một vùng vốn sẵn an toàn với bao hứa hẹn về tương lai kinh tế, thì nay bỗng dưng xảy ra với những cảnh chiến tranh đau thương và người dân đói nghèo sợ hãi.
Quân đội Nhật đã rắc gieo bao nỗi kinh hoàng vào tháng ngày cuối cùng của Thế Giới Đại Chiến năm ấy. Từng đoàn người bị bắt tải lên xe với bao kinh hoàng khiếp sợ. Trong nhóm những người bị bắt ngày ấy có người thanh niên Lý Quang Diệu đang nghĩ rằng nếu mình khuất phục quân Nhật, thì sẽ không còn cơ hội có ngày trở về hoạt động để phục vụ cho dân ông… Đang lúc lo âu bối rối thì anh chàng họ Lý quyết định “vượt ngục,”… và tất cả những người Tân Gia Ba bị bắt hôm ấy đã bị quân đội Nhật Bản tàn sát ngay sau đó, không còn kẻ nào sống sót.
Lý Quang Diệu đã trốn thoát. Từ đó ông Diệu không quên bao nỗi kinh hoàng khiếp sợ của ông và những người đồng hương với ông… trước những họng súng tàn sát dã man của đám lính Nhật.
Sau chiến tranh Lý Quang Diệu xin vào học trường Đại Học Cambridge Anh Quốc. Ông tốt nghiệp và trở về Tân Gia Ba năm 1950, từ một thành viên bình thường của Đảng Quốc Gia (Nationalist Party), ông “Diệt Sợ Hãi,” nhiệt tình tham gia hoạt động để tự tạo cho mình thành một người lãnh đạo tên tuổi.
Lý Quang Diệu tự tin vào khả năng chính trị của mình, nên đã đứng ra tố cáo chế độ theo chủ nghĩa xã hội (socialism) và chủ nghĩa thực dân (colonialism) đã làm cho nước ông nghèo nàn và chậm tiến.
Sau 9 năm tranh đấu cho độc lập của xứ sở, năm 1959, Lý Quang Diệu đã chiếm được vai trò Thủ Tướng, thành lập Đảng Nhân Dân Hành Động (People’s Action Party) để hoạt động và phục vụ cho xứ sở của ông. Rồi từ đó, ông đã liên tiếp thành công trong trách nhiệm của một nhà lãnh đạo Tân Gia Ba, làm cho nước này trở thành giàu đẹp, tiếng tăm vang dội trong khu vực Châu Á và lan tỏa ra khắp nơi trên thế giới.
Thủ tướng Lý Quang Diệu về hưu năm 1990, sau 31 năm cầm quyền lãnh đạo đất nước. Ông còn đó để chứng kiến tương lai rực rỡ của Tân Gia Ba, với niềm tự tin tự hào mà ông hành xử bài học Diệt Sợ Hãi của ông, một bài học hiếm quý!
* * * *
Tại sao “Người Sợ Người?” Có phải vì ta mắc cở, thiếu tự tin tự chủ mỗi khi đứng trước đám đông?
Chúng ta không thể từ chối hiện tượng “sợ người/ sợ Vi Xi” đang xảy ra nhan nhản trước mắt. Muốn chinh phục, muốn điều trị căn bệnh sợ người, thiết tưởng có cách là người ấy cần đặt mình vào trường hợp như câu chuyện người cháu tôi dưới đây:
Cháu cũng Diệt Sợ Hãi. Nhớ lại ngày mới đi nghĩa vụ, cháu rất nhút nhát và mắc cở. Cháu sợ người, sợ hết mọi người, sợ cán bộ cấp trên, vì cháu sinh ra trong nghịch cảnh thất trận của cha bác… Bởi thế sau năm 1975, cháu không được đi học như lớp bạn cùng tuổi với cháu là con cán bộ trong làng xã này. Và cái học của cháu, thực ra cháu chỉ được bố cháu cho học chuyển nghề, nhưng lớp thợ tiện của cháu lại chỉ học “chủ thuyết Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh.” Nhìn vào thế giới bao quanh, cháu cảm nhận vô cùng nhục nhã và thua kém mọi người. Cháu thấy ai cũng thông minh, ai cũng giỏi hơn cháu. Cháu sợ người vì cháu sinh ra trong thất bại.
Cho tới một hôm, cơ duyên may đến với cháu và giúp cháu giảm bớt nỗi sợ hãi. Cháu được chuyển về làm việc ở một cấp nhỏ trong Viện Quân Y 121, nơi đây, cháu được gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều loại người: người cấp cao cấp thấp, người hàm bé hàm to... Rồi nguồn gốc và nghề nghiệp của họ cũng khác biệt. Người là sinh viên; Người là nông dân; Người làm kinh doanh buôn bán… Cháu thấy họ ai cũng giống nhau. Ai cũng thích ăn ngon mặc đẹp, ai mà chẳng muốn học hành, ai mà chẳng nhớ vợ nhớ con… Nhìn chung thì họ cũng giống như cháu, họ chẳng có điểm nào khác lạ khiến cháu phải khiếp sợ... Nếu là người thất học thì cháu sẽ tự học, cháu mất dần cảm giác sợ người, lúc đó cháu nhớ ra lời Bác Hai, viên sĩ quan phi công Việt Nam Cộng Hòa, đã dày kinh nghiệm và khuyên nhủ cháu: “Tự học tự thắng để chỉ huy cháu ạ!” Cháu cảm nghiệm bài học “Diệt Sợ Hãi” của Bác Hai, mà bố cháu ghi nhớ để kể về ngày Bác Hai và gia đình xuống thuyền tam bản vượt biên năm xưa. Cuộc đời “vượt ngục” của Bác Hai cũng tương tự câu chuyện Thủ Tướng Lý Quang Diệu!
Bởi đó, cháu khám phá ra, truy cứu ra nguồn gốc của căn bệnh sợ người, cháu sợ vì thiếu văn hóa trường lớp. Và diệt sợ hãi, cháu tự học, học lớp bổ túc, học được chút nào hay chút ấy. Cháu học thuộc lòng và luôn suy nghĩ về những ý tưởng trong bài viết của Bác Hai. Sau ngày phục viên, cháu về làm việc ở xã nhà, cháu muốn có cơ hội phục vụ cho bà con họ hàng nhà mình, và được bầu làm chủ tịch xã như hôm nay.
Tương tự diệt sợ hãi của người cháu trong câu chuyện nêu trên, và để chữa trị chúng ta cần khởi đầu với hai nguyên tắc căn bản: (1) Tự đặt mình vào hoàn cảnh, vào cùng vị trí ngang hàng với người tiếp xúc. Khi tiếp xúc, ta nghĩ họ – người tiếp xúc là – quan trọng, thì ta cũng là người quan trọng. Ta và họ là hai con người, hai nhân vật quan trọng gặp nhau để bàn bạc, thảo luận về những gì mà hai bên cùng có lợi, cùng hữu ích.
(2) Phát huy phong cách hiểu biết đúng đắn của mình. Trong thảo luận chúng ta cần biểu lộ một thái độ biết lắng nghe, thành thật lắng nghe những ý kiến đúng. Tuyệt đối tránh ý tưởng manh động là kẻ đối diện với mình, là người ấy chẳng biết gì!
Ngoài bệnh sợ người, ta còn nỗi sợ hãi tiềm ẩn từ trong tâm khảm, từ trong trạng huống bất an như trường hợp của người cháu nói trên. Từ tinh thần bất hạnh trong cuộc sống, suy nhược bởi thời thế, thất bại nơi trường ốc, thua thiệt ngoài trường đời… đã làm gia tăng bệnh sợ hãi. Những nỗi sợ hãi ấy đã hình thành do tâm lý, phương pháp chữa trị cũng cần có một nhà tâm lý học như câu chuyện sau đây:
- Có người mẹ trẻ 30 tuổi hai đứa con đang rơi vào tuyệt vọng. Bà nhìn lại cuộc sống đã qua chỉ thấy những điều đau khổ và bất hạnh. Những năm tháng cắp sách đi học, những tháng năm lo gánh vác giang sơn nhà chồng… rồi nhu cầu các con với những tháng năm ở nơi mà bà cư ngụ, thì bà chẳng thấy niềm vui mà chỉ tràn ngập bóng tối, khiếm khuyết hạnh phúc. Những sự kiện buồn nản đã in sâu vào trong ký ức của bà… nhà tâm lý học, giờ đây không thể xóa hết những hình ảnh đau khổ trong thâm tâm của bà ngay cùng một lúc. Ông phân ra từng phần nhỏ, do kinh nghiệm của ông, để chữa trị cho bệnh nhân này. Ông chứng minh cho bà thấy cơ hội chuyển mình vươn lên thay vì ngồi than thở, ngắm nhìn và nguyền rủa bóng tối tuyệt vọng. Ông yêu cầu bà mỗi ngày hãy viết xuống trang giấy với ba việc trong ngày đã làm cho bà vui. Đến hẹn, ông đọc lại hết những điều bà vừa ý. Ông giữ phương pháp chữa trị đó liên tiếp ba tháng, thì có kết qủa. Bà đã loại bỏ tư tưởng bi quan trong trí óc, và bà đã thấy niềm vui. Từ đó bà ngẩng cao đầu bước đi với cuộc sống có niềm tin sáng lạng.
Xem xét câu chuyện trên, chúng ta thấy nhà tâm lý học này đã thực sự giúp người mẹ trẻ kia xóa tan sợ hãi, làm lại cuộc đời bằng cách thay thế dần những hình ảnh bi quan, đen tối, tuyệt vọng bằng những hình ảnh lạc quan, tươi sáng, tràn đầy hy vọng, và ông đã thành công.
Ở đời có một nỗi sợ đã giết dần giết mòn niềm tự tin, đó là việc làm sai trái. Và làm sao mà ta phân định được việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Khách quan mà xét, thì không ai có thể khẳng định được việc làm đúng hoặc sai, trừ khi đương sự có tham dự, có nhìn nhận, có tự xét việc làm đó khi hoàn tất.
- Một gia đình đang sống hạnh phúc, bỗng dưng một trong hai người vợ hoặc chồng đã tạo cuộc tình bí mật với người khác. Mặc dù hành động phản bội chưa ai biết, nhưng người gây ra trong một lúc nào đó cũng ân hận và cảm thấy mình có lỗi, khiến cho họ thường hốt hoảng, mất dần mất mòn niềm tin trong người.
- Vì tham vọng cá nhân bất chính, có người dùng thủ đoạn gian manh, tàn ác mà ám hại người ngay thẳng liêm chính. Cho tới khi đạt được mục đích thì lương tâm của họ lại bị cắn rứt, khiến cho họ tinh thần căng thẳng và giảm dần niềm tự tin.
- Trong thương trường có người dùng mưu kế mà lường gạt kẻ khác, rồi dần dà không còn ai tin nữa. Từ đó họ trở thành kẻ cô đơn và mất tự tin.
Bởi thế trong việc xây dựng niềm tự tin cho thanh niên Việt Nam ngày nay, chúng ta cần làm là, “Suy nghĩ đúng, hành động đúng, mới giúp ta thêm tự tin.” Ngoài việc Diệt Sợ Hãi chúng ta cần phải hành xử đúng đắn, vì chính việc hành xử đúng đắn mới gíup cho tâm ta bình, trí ta sáng, người ta an nhàn thảnh thơi. Ngược lại, người làm sai thường bị lương tâm cắn rứt, và họ tự giết chết niềm tự tin, hơn thế nữa, kẻ gian dối lường gạt, sớm muộn thì người ta cũng sẽ phát giác, và không còn ai tin tưởng người ấy nữa.
Những nguyên tắc xây niềm tự tin:
- Ngồi phía trước
Trong các cuộc hội họp, lớp học, cơ quan, hãng xưởng, nhà thờ, chùa chiền… muốn tạo được sự tự tin người thanh niên Việt chúng ta nên hiên ngang bước vào những hàng ghế đầu, bởi vì những người ngồi ở hàng ghế sau thường là những người sợ diễn giả hay chủ tọa chú ý, thấy mặt. Họ thiếu tự tin.
- Nhìn thẳng
“Mắt là cửa sổ tâm hồn.” Khi chúng ta nhìn thẳng vào con mắt của người đối diện, ánh mắt của chúng ta sẽ cho họ biết con người của chúng ta, và ngược lại. Nếu chúng ta không dám nhìn thẳng, tức là chúng ta vẫn còn cảm thấy mình nhỏ bé, thua kém và sợ người. Nhìn thẳng là tự tin, là chúng ta chinh phục được sợ người.
- Bước nhanh hơn bình thường
Tôi về Việt Nam thấy mọi người đều chậm chạp, và chúng ta cần sửa lại. Bước nhanh khiến chúng ta cảm nhận rằng mình tự tin, bước nhanh để nói với thế giới bao quanh: “Tôi có việc quan trọng phải làm, tôi có chỗ quan trọng phải tới. Tôi sẽ thành công và tôi bắt đầu ngay từ bây giờ.”
- Tập phát biểu ý kiến
Chúng ta cần tập góp ý, phê bình, đặt câu hỏi trong mỗi cuộc hội họp ở bất cứ nơi đâu. Đừng sợ người khác ganh tị, ghen ghét, hay chê bai… vì nếu họ không đồng ý với lập luận đúng đắn mà chúng ta đề ra, thì cũng còn nhiều người muốn nghe và đồng ý với chúng ta. Phát biểu là điều kiện xây dựng niềm tự tin.
- Cười lớn
Chúng ta cảm thấy như thế nào khi mình cười lớn trong lúc thất bại. Cười lớn giúp chúng ta thêm tự tin, cười lớn phá tan sợ hãi, cuốn trôi bận tâm thất bại, để ta xắn tay áo lên mà làm tiếp, dựng lại cuộc sống an lạc thanh bình hạnh phúc. Cười là liều thuốc tuyệt hảo của tự tin. Ngược lại vẫn có ít người cố gắng cười trong lúc mình gặp sợ hãi hay thất bại.
Bạn hãy cười để thấy được sức mạnh trong tiếng cười của bạn!
Tóm lại người Thanh Niên Việt Nam chúng ta hãy Diệt Sợ Hãi, xây dựng niềm tin hôm nay để có thành công ngày mai.
Phạm Văn Bản
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)